Xem Phim Ngon Co Gio Dua
Thông tin : Phim Ngon Co Gio Dua
Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh đã thành công trên bình
diện: khắc thảo những chân dung con người đói khổ, khốn cùng, trong xã
hội Việt Nam thế kỷ XIX dưới thời nhà Nguyễn, với ảnh hưởng đạo đức và
triết lý Á đông, và thảo ra một khuôn mặt Jean Valjean (Những người
khốn khổ - Victor Hugo) Việt Nam trong Lê Văn Đó, khuôn mẫu cho những
khuôn mặt cùng đinh sau này sẽ xuất hiện trong tiểu thuyết Việt Nam.Chúng ta cũng có thể dựa vào tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa
của Hồ Biểu Chánh như một nguồn văn hoá có thể khai thác, để rút ra
những bức chân dung, những chủ đề, những phong tục tập quán, những ngôn
ngữ, y phục, những trữ lượng thông tin vô cùng quý giá về xã hội Việt
Nam thế kỷ XIX. Ngọn cỏ gió đùa ngoài chất bi kịch còn chuyên
chở những tư tưởng cải tạo xã hội Việt nam, dựa trên giáo lý nhà Phật
và nhà Nho, khác hẳn với tinh thần đạo lý Thiên chúa giáo của Victor
Hugo.Hồ Biểu Chánh đã dành 5 năm để dựng truyện Ngọn cỏ gió đùa,
và khi dựng xong, ông viết trong vòng 2 tháng. Tác phẩm hoàn tất và in
năm 1926. Và thời điểm 1926, ở Việt Nam chưa tiểu thuyết nào có tầm cỡ
như Ngọn cỏ gió đùa.Jean Valjean, Việt hóa dưới căn
cước Lê Văn Đó, một nông dân khốn cùng, trong thời mất mùa đói kém,
không kiếm được việc. Vì không đành lòng nhìn lũ cháu 7 đứa sắp chết
đói, Lê Văn Đó lén bưng trộm nồi cháo cho heo ăn, ở nhà một điền chủ
giàu, bị người ta bắt, xông vào đánh đập. Lê Văn Đó chống cự lại. Rút
cục vẫn bị bắt. Bị đánh đòn 100 trượng, bị tù 5 năm về tội cướp của và
hành hung. Nhiều lần vượt ngục, mỗi lần tăng án, tổng cộng 20 năm mới
được thả.Từ một anh lực điền hiền lành chất phác, chưa hề biết
oán hận lúc vào tù. 20 năm sau, khi ra tù, Lê Văn Đó trở thành một thứ
thảo khấu lầm lỳ và hung hãn…Chân dung thứ nhì trong Ngọn cỏ
gió đùa là Ánh Nguyệt. Ánh Nguyệt hay Fantine là hai người phụ nữ sống
hai xã hội khác nhau trong cùng một thế kỷ. Tâm thức Ánh Nguyệt gắn
liền với giáo lý Khổng Mạnh, lấy chữ hiếu làm đầu. Vì hiếu với cha mà
nàng mắc vòng ở đợ. Khi bị chồng phản bội bỏ rơi, nàng vẫn giữ trọn
phẩm tiết. Không thể bán mình nuôi con như Fantine, trong xã hội Pháp;
Ánh Nguyệt chết trong cảnh nghèo khó vì muốn giữ tròn trinh tiết của
mình.